Putin ngày 15/1 đề xuất một loạt thay đổi hiến pháp, gồm cho phép quốc hội thay vì tổng thống chọn thủ tướng, thay đổi giới hạn nhiệm kỳ đối với tổng thống và tăng cường vai trò của Hội đồng Nhà nước, cơ quan tư vấn cho tổng thống mà ông đứng đầu. Sau khi Medvedev từ chức , Putin đề cử lãnh đạo Cơ quan Thuế Liên bang Nga Mikhail Mishustin làm tân thủ tướng.
Tổng thống Nga Putin (trái) và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tại Moskva tháng 4/2018. Ảnh: AFP . |
Giới phân tích coi thay đổi này là sự chuẩn bị của Putin cho tương lai chính trị khi ông kết thúc nhiệm kỳ tổng thống thứ tư năm 2024. Putin chưa cho biết ông dự định làm gì nhưng hiến pháp Nga cấm tổng thống giữ chức hơn hai nhiệm kỳ liên tiếp, vì vậy, Putin không thể ngay lập tức tái tranh cử.
Bất cứ ai được chọn làm thủ tướng sẽ được coi là người có tiềm năng kế nhiệm ông, giống như cách Putin rời ghế tổng thống năm 2008 để trở thành thủ tướng dưới thời Medvedev và Medvedev sau đó làm thủ tướng khi Putin đắc cử nhiệm kỳ thứ ba năm 2012. Vì vậy, sự chú ý giờ sẽ đổ dồn về Mikhail Mishustin.
Các nhà phân tích suy đoán sau khi hết nhiệm kỳ, Putin vẫn sẽ nắm quyền kiểm soát và chỉ đạo chính sách trong một vai trò khác. Ông có thể duy trì là người đứng đầu Hội đồng Nhà nước hoặc quay lại vị trí thủ tướng.
Một số người cho rằng Putin có ý định tạo ra hệ thống tương tự như Kazakhstan, nơi tổng thống lâu năm Nursultan A. Nazarbayev từ chức vào năm ngoái nhưng sau đó giữ danh hiệu mới là "lãnh đạo của nhân dân" và vẫn điều hành đất nước.
"Chưa thể Công ty dịch thuật Đồng Nai nói Putin sẽ đóng vai trò gì, với vị trí nào. Điều duy nhất rõ ràng là ông ấy sẽ tiếp tục là người quyền lực số một đất nước", nhà phân tích chính trị Mitchsei Chesnakov nói.
"Một quá trình chuyển giao quyền lực đã bắt đầu", nhà phân tích chính trị độc lập Valery Solovei nói. "Nhưng Putin có khả năng không muốn được chú ý nữa. Ông có thể muốn điều hành từ hậu trường".
Nikolai Petrov, nghiên cứu viên cao cấp của Chương trình Nga và Á Âu tại Chatham House, cũng nhận định Putin đang lên kế hoạch duy trì quyền lực sau năm 2024, nhưng cho rằng bài phát biểu Thông điệp Liên bang của ông cung cấp rất ít thông tin. "Putin mô tả các cải cách hiến pháp không cụ thể lắm", ông nói. "Chúng ta cần đợi cho đến khi có thông tin rõ ràng hơn".
Các nhà phân tích đánh giá Medvedev đã bị Putin "thất sủng". Trong khi Putin ra quyết định về chính sách quốc phòng và đối ngoại, Medvedev chịu trách nhiệm về chính sách đối nội và kinh tế. Mùa hè vừa qua đã có những cuộc biểu tình lớn ở đường phố Nga vì người dân bất mãn về tình hình kinh tế và mức sống. Tatiana Stanovaya, người sáng lập công ty phân tích chính trị R.Politik, cho biết Medvedev ngày càng không được lòng công chúng.
Khi Putin chuẩn bị cho giai đoạn chuyển đổi quyền lực, ông cần một người ông có thể tin tưởng. "Đây là cuộc 'ly hôn' gây bất ngờ giữa Putin và Medvedev", Stanovaya nói. "Putin tìm kiếm một người có thể giúp thực hiện cải cách hiến pháp của mình và thông qua đó, ông sẽ gây ảnh hưởng với người kế nhiệm tương lai. Có vẻ như Medvedev không phải là người đó".
Mishustin đã cải cách toàn diện cơ quan thuế, giúp giải quyết vấn đề tham nhũng. Ông được truyền thông phương Tây đánh giá là "ít được biết đến" và đó có thể là một trong những lý do Putin đề cử ông, Abbas Gallyamov, từng là người viết diễn văn cho Putin, nói.
"Lựa chọn này có thể thỏa mãn mong muốn của công chúng là có những gương mặt mới", ông nói. "Mishustin là một nhà kỹ trị và Nga chắc chắn cần các cải cách kinh tế".
Phương Vũ (Theo WSJ/CNN )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét